Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

Nếu là người mới bắt đầu sử dụng tinh dầu, có lẽ sẽ có nhiều thông tin trái nhiều về tinh dầu, công dụng và cách sử dụng khiến bạn phải hoang mang. Đôi khi, nhiều người sử dụng lâu năm còn vướng vào những trường hợp hiểu sai về tinh dầu nữa đấy. Hãy tham khảo ngay những quan niệm, nhận định sai lầm về tinh dầu dưới đây để tránh "tiền mất tật mang" bạn nhé.

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?
Tổng hợp những quan niệm sai lầm về tinh dầu

Từ ngàn xưa trong dân gian đã có có truyền thống kết hợp các món ăn bổ dưỡng với các loại gia vị và thảo mộc thơm ngon. Các loại hoa và thảo mộc vốn tạo nên nét duyên dáng cho vườn nhà cũng chính là nguồn gia vị thơm ngon giúp chúng ta có được trạng thái tuyệt vời khi thưởng thức một món ăn. Có lẽ vì vậy mà cũng rất nhiều người tận dụng hương vị tinh dầu trong các món ăn và cho rằng Tinh dầu rất an toàn để ăn uống? Nhưng ăn uống như thế nào, liều lượng ra sao liệu ta đã hiểu rõ?

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

 Hình 1: Thảo mộc từ ngàn xưa đã trở thành gia vị truyền thống 

Tinh dầu tăng hương vị cho món ăn. Điều này có thể không cần phải bàn cãi khi thực tế đã cho thấy rằng tinh dầu thiên nhiên khiến việc ăn uống trở nên thú vị hơn, khi một món ăn có hương vị mà mình yêu thích sẽ đưa ta đến với trải nghiệm ẩm thực với nhiều tầng sinh động. Sử dụng tinh dầu để nấu ăn cũng rất tiện lợi và dễ sử dụng. Với 2 giọt tinh dầu chanh đã có hương vị tương tương với 1 quả chanh.
Thật ra, nấu ăn với tinh dầu cũng không có gì lạ lẫm khi từ lâu ta đã biết dùng vani cho vào bánh, vào các món chè để tăng hương vị. Điều quan trọng là phải thực hiện sao cho an toàn, tôn trọng những khác biệt giữa các loại thảo mộc toàn phần hoặc gia vị của chính các loại gia vị ấy. Không phải loại tinh dầu nào cũng là lựa chọn tốt trong nấu ăn. Tuỳ theo phương pháp chiết xuất, đôi khi một loại tinh dầu có một thành phần nhất định cũng khiến chúng không còn tốt nữa hoặc có sự can thiệp bằng dung môi khiến chúng thiếu an toàn khi ăn quá nhiều.
Điểm mấu chốt ở đây là tận hưởng tinh dầu theo "liều lượng ẩm thực", thường là 1- 3 giọt cho khẩu phần. Hiểu về loại dầu mà bạn muốn dùng - tính an toàn, dữ liệu mô tả, thành phần cấu thành và các cảnh báo an toàn của các loại tinh dầu đấy là vô cùng quan trọng. Khi áp dụng chuẩn xác thì nấu ăn với tinh dầu sẽ trở nên an toàn và thú vị.
Vì vậy ta cũng có thể khẳng định lại rằng, dùng tinh dầu thiên nhiên chỉ an toàn khi ăn uống khi và chỉ khi sử dụng đúng và an toàn. Yaris mách bạn một số mẹo sử dụng tinh dầu an toàn khi nấu ăn như sau:

Điều căn bản khi bạn muốn sử dụng tinh dầu trong ăn uống là bạn phải thật sự hiểu loại tinh dầu mà bạn đang sử dụng. Nó có phù hợp với cơ thể bạn hay không? Nó có đảm bảo an toàn từ thành phần đến xuất xứ và đủ điều kiện để ăn uống? Vì thế không thể kiểm định được chính xác tinh dầu thiên nhiên thì không nên uống. Chỉ nên ăn uống khi có lời khuyên hoặc chỉ định của bác sĩ hoặc các chuyên gia. 
Mỗi loại tinh dầu là chiết xuất tinh chất từ loại thảo mộc đó mà không phải loại thảo mộc nào cũng kết hợp được với nhau. Ví dụ những hợp chất axit có trong bưởi và protein tìm được trong sữa sẽ khiến bạn bị đầy hơi, khi ăn hải sản thì không được sử dụng các loại tinh dầu chứa nhiều vitamin C như: cam, chanh, quýt,... có thể gây ngộ độc và chết người,...

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

Hình2: Tránh dùng tinh dầu với những thực phẩm kỵ nhau 

Ta phải luôn nhớ một điều là tinh dầu là hình thaí cô đọng nhất kết tinh từ nguồn gốc của nó. Cũng giống như việc sử dụng bột quế ít hơn thanh quế, ta cũng chỉ nên dùng một lượng tinh dầu rất nhỏ so với lượng nguyên liệu nguyên bản cần dùng đến. Một mẹo để ta có thể ghi nhớ là 1 giọt tinh dầu đủ thay thế cho 1 thìa súp (15ml) nguyên liệu gốc. Do đó, bạn không phải dùng quá 1-2 giọt tinh dầu cho toàn bộ công thức nấu ăn.

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

 Hình 3: Chỉ nhỏ 1-2 giọt cho toàn bộ công thức nấu ăn 

Một điều cần ghi nhớ nữa là ta cần pha loãng tinh dầu nguyên chất với một loại béo nào đó trước khi cho vào đồ ăn, có thể là dầu ăn thông thường, bơ, dầu ô liu hoặc dầu dừa chẳng hạn. Điều này không chỉ giữ an toàn cho bạn mà còn đảm bảo mùi tinh dầu sẽ lan tỏa đều trong cả món ăn.

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

Hình 4: Pha loãng tinh dầu với trước khi cho vào thực phẩm 

Còn đối với các món ăn nóng hãy để giai đoạn kết thúc chế biến hãy cho tinh dầu vào. Tinh dầu tương đối mong manh và tiêu tan rất rất nhanh trong môi trường nhiệt độ cao. Có thể hiểu đơn giản là nếu bỏ tinh dầu vào quá sớm nó sẽ bay hết mùi hương…

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

 Hình 5: Chờ đến giai đoạn kết thúc để cho tinh dầu vào 

Bất kỳ điều gì cũng có nguyên tắc của nó, đến cách cầm đũa ta còn phải học cầm đũa sao cho đúng thì ta cũng không ngạc nhiên gì khi với những thứ đưa vào trực tiếp cơ thể ta phải thực sự hiểu rõ và sử dụng một cách an toàn. Tinh dầu thiên nhiên là một lĩnh vực rất rộng với hàng ngàn thông tin, quan trọng là cách ta tiếp nhận và ứng dụng. Tinh dầu nấu ăn rất tuyệt nhưng ta phải rõ nó rất tường. 

  Tinh dầu sả là một trong những loại  tinh dầu đặc trưng và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Như một loại tinh dầu quốc dân, tinh dầu sả với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ và mùi hương thanh mát dễ chịu được nhiều người lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho gia đình? Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều cho rằng “Ngửi nhiều tinh dầu sả có hại”, điều này được giải thích ra sao ?

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

Trước khi kết luận tinh dầu sả có hại hay không, ta có thể tìm hiểu một số thông tin về thành phần loại tinh dầu này. Tại Việt Nam, có hai dòng sả được người tiêu dùng sử dụng phổ biến là: Tinh dầu sả chanh và tinh dầu sả Java. Thành phần chính tạo ra mùi hương cũng như công dụng của 2 dòng sả này là Citral và Citronellal. 

Vậy Citral là gì?
“Citral hay 3,7-dimethyl-2,6-octadienal hoặc lemonal là terpenoid hoặc hỗn hợp của hai terpenoid có cùng công thức phân tử C10H16O. Đây là hai đồng phân, gồm đồng phân E, thường được gọi là geranial hay citral A và đồng phân Z, còn gọi là neral hay citral B.” 

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

Citronellal là hợp chất gì? 
“Citronellal hay rhodinal (C10H18O) là một aldehyde monoterpenoid, thành phần chính trong hỗn hợp các hợp chất hóa học terpenoid tạo cho tinh dầu sả có mùi chanh đặc biệt. Citronellal là một phân lập chính trong dầu chưng cất từ cây Cymbopogon. Đồng phân đối ảnh (S) - (-) - của citronellal chiếm tới 80% lượng dầu từ lá chanh kaffir và là hợp chất tạo nên mùi thơm đặc trưng của nó. Citronellal có đặc tính chống côn trùng, và nghiên cứu cho thấy hiệu quả đuổi muỗi cao. Một nghiên cứu khác cho thấy citronellal có chất kháng nấm mạnh.” 

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?

Nhìn vào mô hình hoá học cũng như định nghĩa trên thì thật tình cũng rối quá ha. Các bạn có thể hiểu đơn giản đây là những hợp chất hữu cơ có trong cây sả, khi tách ra những thành phần riêng đều có những công dụng riêng mang lại sức khỏe cho người dùng. 
Có thể qua 2 thông tin về thành phần trên thì chưa có khẳng định hay lưu ý gì về tác hại của tinh dầu sả. Trên thực tế, tinh dầu sả được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, không chỉ là xông cho thơm phòng, ứng dụng trong phương pháp trị liệu mùi hương, làm nước lau sàn, dung dịch đuổi muỗi, kháng khuẩn mà còn được ứng dụng trong mỹ phẩm và nước hoa,... 
Phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với tinh dầu sả. Những người bị bệnh tim cũng nên tránh nó, vì nó có thể làm tăng nhịp tim. Không thoa lên da khi chưa pha loãng vì có thể gây kích ứng.

Tinh dầu sả chanh có thể gây kích ứng da nếu thoa không pha loãng. 
Đôi khi cái gì nhiều quá cũng sẽ không tốt, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sử dụng tinh dầu thường xuyên giúp bầu không khí dễ chịu, kháng khuẩn bảo vệ hệ hô hấp cho cả nhà. Tuy nhiên không cần phải sử dụng hằng ngày mà cũng cần để ta cảm nhận mùi không khí bình thường, tránh trường hợp khi không có mùi tinh dầu quen thuộc sẽ cảm thấy khó chịu. Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không quá 6 tháng. Ngắt quãng thời gian sử dụng tinh dầu để mũi lại có cảm nhận chính xác về mùi thơm, gia tăng sự hưng phấn...

 

Nhiều người nghe thông tin hoặc xem trên các trang web nào đó và cho rằng tinh dầu nguyên chất thì không có hạn sử dụng. Điều này có thật sự đúng? 
Trong môi trường bình thường, hạn sử dụng của tinh dầu kéo dài từ 2-4 năm, đối với tinh dầu bưởi thì thời hạn ngắn hơn, tầm 6 tháng sau khi mở nắp.
Bạn biết không, khi nhắc đến vấn đề bảo quản và lưu trữ tinh dầu thì khí oxy chính là kẻ thù, bởi nó sẽ làm độ tươi mới của tinh dầu bị tuột dốc thảm hại, đồng thời triệt tiêu luôn sức mạnh trị liệu của chúng. 
Trong thực tế thì với các tinh dầu gỗ như Trầm Hương, Quế, Đàn Hương và một số loại khác khi để thời gian càng lâu thì mùi thơm tinh dầu càng rõ hơn. Cũng có thể chính nhận định này khiến người ta hiểu lầm rằng tất cả tinh dầu thì không có hạn sử dụng. 

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?
Các loại tinh dầu gỗ khi để thời gian càng lâu thì mùi thơm tinh dầu càng rõ hơn

Do đó, ta phải có các phương pháp bảo quản tinh dầu tốt nhất như: 
- Bảo quản nơi thoáng mát, kín đáo, nắp đóng chặt, tránh ánh nắng mặt trời và cách xa nguồn phát điện.
- Bảo quản trong tủ lạnh hoặc trộn với dầu dừa đã qua chiết tách để kéo dài tuổi thọ của tinh dầu vượt qua 2-4 năm 
- Mua và sử dụng trong khoảng thời gian nhất định và không để quá lâu sẽ làm giảm chất lượng của tinh dầu. 

 

Ta thường được nghe test chất lượng tinh dầu bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà như ngửi mùi, quan sát màu tinh dầu, nhỏ tinh dầu vào giấy để kiểm tra, nhỏ vào nước,... Thật ra các phương pháp này đều có cơ sở cũng như kinh nghiệm của những người có chuyên môn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những phương pháp test mang tính chất  tương đối nhưng một số người lại mặc định và cho rằng đúng hoàn toàn. Do đó có các nhận định như: “Tinh dầu không nổi trên mặt nước là tinh dầu không nguyên chất !”, “Tinh dầu thì chỉ có mùi tinh dầu, không thể lẫn các mùi khác!”, Tinh dầu nguyên chất thì phải trong veo chứ màu đậm thì là tinh dầu dỏm rồi",...

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?
Tinh dầu không nổi trên mặt nước là tinh dầu không nguyên chất?

Tinh dầu là hợp chất hữu cơ, cho nên nó cũng có các tính chất vật lý và hoá học đặc trưng như: 

  • Màu sắc: Thông thường là màu trắng trong, vàng nhạt đến vàng đậm, trong suốt, sánh nhẹ. Tuy nhiên một số tinh dầu có màu khác như: tinh dầu Quế ở Việt Nam thì có màu nâu đậm, tinh dầu Trầm hương có màu đen đậm, tinh dầu Hương nhu tím ngả màu nâu sẫm , tinh dầu Phong Lữ màu xanh ngọc,... Còn trường hợp các màu tinh dầu xanh đỏ tím vàng loè loẹt thì không phải bàn cãi đây chính là hương liệu như tinh dầu táo, tinh dầu dưa hấu, tinh dầu đào, hoa ly,...
  • Mùi hương: Khi ngửi trực tiếp tinh dầu mùi rất dễ chịu, không nồng, không gắt, không gây cảm giác buồn nôn dù hương rất nồng như sả chanh, quế, ...Một số tinh dầu rõ mùi thảo mộc như hương nhu, hoắc hương mà nhiều người không ngửi quen hay bảo giống mùi thuốc Bắc,...

Thông thường thì tinh dầu loại nào sẽ có mùi hương đặc trưng của loài thực vật đó. Tuy nhiên mùi hương không hẳn là giống nhau hoàn tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, thời tiết, phương pháp nấu, nồi nấu toàn hay đôi khi có lẫn một số mùi lạ như mùi khét, mùi khói trong quá trình chưng cất do nồi nấu và phương pháp nấu thủ công. Chẳng hạn, mùi tinh dầu sả mùa mưa thì sẽ có mùi hơi úng của nước mưa, không thanh đậm như mùi sả ngày nắng. Hay tinh dầu Sả trồng ở Tuyên Quang mùi sẽ khác tinh dầu Sả trồng ở Miền Tây, hay ở Tây Nguyên,...

  • Nhỏ tinh dầu vào giấy: Đây là cách nhiều người thường hay sử dụng để test độ nguyên chất của tinh dầu khi nhỏ vào giấy mà bay hơi sạch sẽ thì tức là tinh dầu nguyên chất còn không bay hơi hết hoặc để lại mảng dầu màu sậm thì không phải tinh dầu nguyên chất, đã bị pha trộn. Đây là cách cũng được khá nhiều người sử dụng. Kết quả cho ra cũng tương đối chính xác tuy nhiên có một số trường hợp sẽ ngoại lệ như: Tinh dầu Cam, chanh khi sử dụng phương pháp ép lạnh thường có màu đậm hơn và mùi của nó cũng gần như mùi cây nguyên gốc, tuy nó chứa các thành phần không bay hơi nhưng vẫn được cộng đồng hoá học và trị liệu tinh dầu đưa thành một ngoại lệ. Do đó khi test trên giấy hoặc vải vóc sẽ để lại vết ố. 
  • Cho tinh dầu vào nước: Tinh dầu thật thì KHÔNG tan trong nước, hầu hết nổi và tụ thành một mảng sánh nhẹ trên mặt nước vì có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước. Một số loại chìm trong nước như: quế, hương nhu, xá xị, trầm hương…vì có trọng lượng riêng nặng hơn nước. Tuy nhiên đây chỉ là cách test tinh dầu khi tinh dầu được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Và đối với một số loại khác như ép lạnh, CO2 siêu tới hạn hay sản xuất bằng dung môi thì kết quả hầu như không chính xác. Ví dụ như tinh dầu cam khi sản xuất bằng phương pháp ép lạnh nó sẽ có một lớp váng dầu phía trên. Hay tinh dầu sản xuất bằng cách hoà với dung môi thì khi còn lẫn dung môi khi nhỏ vào nước sẽ bị hoà tan. Và đừng vội kết luận vì khi hương liệu khi được điều chế tinh vi và trộn lẫn dầu khi cho vào nước vẫn nổi trên mặt nước. 

Do đó khi test tinh dầu bằng cách cho vào nước thì nó cũng không thể chính xác hoàn toàn, hầu như chỉ đúng với phương pháp chưng cất hơi nước. Thay vào đó ta có thể xem các thành phần chứa trong tinh dầu để khẳng định là tinh dầu thật hay giả. 

Có một sự thật rất hiển nhiên mà ta phải công nhận rằng, máy xông hay máy khuếch tán tinh dầu chỉ xuất hiện những năm gần đây trong khi đó tinh dầu đã được sử dụng mấy ngàn năm. Vậy trong những năm dài lịch sử đó người ta đã dùng tinh dầu như thế nào?

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?
Máy xông hay máy khuếch tán tinh dầu chỉ xuất hiện những năm gần đây 

Có nhiều nhận định còn cho rằng, tinh dầu thường chỉ có những người giàu có mới dùng. Bởi tinh dầu thì đắt đỏ, quý hiếm, nhưng bạn biết không khi bước vào vườn hoa, bạn lấy tay chà nhẹ vào cánh hoa và nghe một mùi thơm thoang thoảng đấy chính là tinh dầu. Hay trong góc bếp của mình, khi cắt mấy quả chanh vắt nước, rồi bỗng một mùi hương sảng khoái khi hương chanh lan tỏa khắp không gian, thì đấy cũng chính là tinh dầu. Vậy nên, bản thân ta hằng ngày sử dụng tinh dầu, bạn có thắc mắc không vì sao mẹ bỏ sả vào kho thịt, bỏ gừng vào làm mắm, hay lấy lá sả, bạc hà xông giải cảm,... Đó chẳng phải là ta đang sử dụng tinh dầu hay sao. Nó chỉ khác nhau rằng, cách ta dùng là cách thủ công, còn hiện nay có những công nghệ hiện đại hơn, có thể chiết tinh dầu ra những lọ nhỏ, dùng các công cụ hiện đại để khuếch tán mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn. 
Máy xông hay máy khuếch tán chính là công cụ giúp tinh dầu được khuếch tán tốt nhất vào không gian bằng công nghệ siêu âm. Do đó khi sử dụng công cụ này thì tinh dầu được khuếch tán rộng nhất, đều nhất để tạo mùi thơm cho không gian vừa dễ dàng theo đường hô hấp đi vào cơ thể. 
Tuy nhiên không phải cứ dùng tinh dầu là bắt buộc phải sử dụng kèm máy xông, vì tinh dầu rất đa dạng và cách sử dụng nó cũng đa dạng không kém. Yaris cũng xin gửi đến bạn một số mẹo sử dụng tinh dầu hiệu quả mà không cần dùng máy.
> Tham khảo ngay một số 
cách sử dụng tinh dầu mà không cần dùng máy xông.

Nghe mong manh ở đâu có người nói, sử dụng tinh dầu cho xe hơi rất nguy hiểm vì vậy không nên sử dụng. Yaris có thể khẳng định rằng, đây là một quan niệm rất sai. Thực tế thì tinh dầu có công dụng rất lớn đối với không gian và người ngồi trong xe.

Quan niệm sai lầm về tinh dầu bạn có đang mắc phải?
Tinh dầu giúp khử mùi xe hiệu quả

Một số lợi ích có thể kể đến khi sử dụng tinh dầu cho xe hơi như:
- Khử mùi hôi trên xe nhanh chóng, mang lại hương thơm tự nhiên và thanh mát hay ấm áp tùy vào tinh dầu sử dụng. Đối với xe mới, mùi hôi xe mới khiến nhiều người cực kì khó chịu ngay cả khi mở cửa sổ để thoát khí. Hoặc bạn vô tình làm rớt đồ ăn trên xe nhưng không để ý, một thời gian sau khiến mùi hôi thức ăn thừa nồng nặc trong xe, lúc này tinh dầu là giải pháp tốt nhất khử mùi tự nhiên và an toàn mà bạn nên tận dụng.
- Xua đuổi côn trùng hiệu quả, đặc biệt và chuột và gián. Bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu khi lâu lâu ở đâu ra 1 chú gián nhỏ hay 1 em chuột nữa.
Tuy nhiên, tinh dầu cho xe hơi cũng có một số mặt trái mà bạn cần lưu ý.

> Tham khảo: 
Có nên sử dụng tinh dầu xe hơi?
 
Trên đây là một số quan niệm sai lầm mà nhiều người đã và đang nghĩ về tinh dầu. Tinh dầu được xem như "nhựa sống của thiên nhiên", nếu bạn hiểu rõ và biết cách tận dụng đúng sẽ mang đến những hiệu quả không thể ngờ đấy. Nếu có điều thắc mắc hay cần tư vấn rõ hơn về các loại tinh dầu thiên nhiên, hãy liên hệ ngay với Yaris qua hotline:
0962 251 519 nhé!
 

Sản phẩm trong bài viết

Tinh Dầu Vani Yaris

Tinh Dầu Vani Yaris

98.000 VNĐ 165.000 VNĐ -41%
Tinh Dầu Phong Lữ Nguyên Chất Yaris

Tinh Dầu Phong Lữ Nguyên Chất Yaris

130.000 VNĐ 230.000 VNĐ -44%
Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn