Mặc dù không được xếp vào danh sách những hàng hoá thuộc nhóm thiết yếu nhưng ngay từ khi dịch bắt đầu bùng phát và lệnh giãn cách xã hội được triển khai thì người người lại đổ xô đi mua tinh dầu. Vậy đâu là nguyên nhân?
Mua tinh dầu về phòng ngừa dịch Covid có hiệu quả không?
1. Tình hình dịch bệnh hiện nay
Trong diễn biến dịch bệnh phức tạp và khả năng lây lan ngoài cộng đồng cao. Theo chỉ thi của bộ y tế cũng đã đưa ra những biện pháp để chữa trị cho các F0 tại nhà bằng Đông Y, dược liệu,... Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ, nguyên tắc chung sử dụng y dược cổ truyền để phòng và điều trị COVID-19 như sau:
Về phòng bệnh, dùng các phương pháp y dược cổ truyền để bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng. Chú ý tuân thủ quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.
Về điều trị, căn cứ vào chẩn đoán, biện chứng luận trị và thể chất, tình trạng cụ thể của người bệnh. Điều trị càng sớm càng tốt; chú trọng vị trí bệnh và chứng hậu chủ yếu đối với từng giai đoạn của bệnh.
Bên cạnh đó, theo sát các diễn biến bất thường của bệnh; Tùy từng tình trạng bệnh lý và giai đoạn của người bệnh, thầy thuốc kê đơn gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền phù hợp với lý, pháp, phương, dược và tính chất truyền bệnh của y học cổ truyền;
Trường hợp kết hợp với y học hiện đại, tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bằng y học hiện đại của Bộ Y tế; đồng thời có kế hoạch điều trị, theo dõi và dự phòng hợp lý.
Theo Y học cổ truyền, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác theo quy định để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.
Để phòng bệnh bằng y học cổ truyền có thể sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để súc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.
Hoặc lựa chọn sử dụng một số dược liệu, thuốc cổ truyền nhằm bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng: hoài sơn, trần bì, hoàng kỳ, bạch linh, bạch biển đậu, đảng sâm, thái tử sâm, ý dĩ nhân, cam thảo…
Sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng,...
2. Xông nhà có tác dụng gì đối với phòng chống và điều trị bệnh không?
Xông nhà hay khuếch tán tinh dầu chính là biện pháp được nhiều nhất. Vậy thực sự nó có tác dụng?
Tinh dầu đúng là có công dụng này. Khả năng kháng khuẩn của một số tinh dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần, nồng độ, thời gian tiếp xúc với tinh dầu và chủng vi sinh vật. Sự tăng trưởng của vi sinh vật kháng hoặc đa kháng kháng sinh có thể bị ức chế bởi một số loại tinh dầu. Tinh dầu họ cam quýt, cây oải hương, cây bạc hà, cây bách xù, cây chè, cây húng tây và cây khuynh diệp có hiệu quả đặc biệt chống lại vi khuẩn S. aureus kháng methiciline (MRSA) (Tohid Pour et al., 2010) và các khuẩn cầu ruột kháng vancomycine (ERV) (Fisher, 2009).
MIC là nồng độ nhỏ nhất của tinh dầu mà tại đó nó ức chế sự phát triển của vi khuẩn. MBC là nồng độ thấp nhất của tinh dầu mà tại đó 99,9% lượng vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Tinh dầu được pha loãng trong nước có bổ sung thêm 0,1% v/v Tween 20.
- Các chủng vi khuẩn được hoạt hóa trong môi trường lỏng MPA và nuôi ở 300C trong 24h.
Thực sự tinh dầu có thể giúp kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn
3. Cách xông tinh dầu để đạt hiệu quả tốt nhất
Theo Bộ Y Tế, ta vừa kết hợp xông phòng và luyện tập như sau:
Khi không dùng thuốc thì tập thở (Thở bụng theo nhịp điệu "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài"); Thở ngực: Theo nhịp điệu "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài" và "hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng".
Tự xoa bóp toàn thân (tập hàng ngày 10-15 phút/lần x 02-03 lần/ngày vào sáng, chiều, tối): Ngồi xếp bằng, hoa sen, trên ghế; lưng thẳng; mặt nhìn thẳng; xát nóng hai lòng bàn tay với nhau và dùng 02 tay xoa bóp cho cơ thể, làm từ trên xuống dưới theo hướng dẫn.
Khi dùng thuốc: Nếu thuốc dùng ngoài thì xông phòng ở, nơi làm việc thì dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp. Nguyên liệu có thể là hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió…
3.1 Nấu dược liệu xông phòng
Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tuỳ theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
Tuy nhiên không phải ai cũng có sẵn dược liệu trong mùa dịch do đó ta có thể thay thế dược liệu bằng tinh dầu vì hàm lượng kháng khuẩn tinh dầu cao và mạnh hơn cả dược liệu mình đang dùng.
Đun sôi các loại dược liệu để trong phòng khoảng 30 phút 2 lần mỗi ngày
3.2 Xông phòng dạng xịt
Theo đó, tuỳ theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
3.3 Xông phòng bằng máy khuếch tán tinh dầu
Xông phòng bằng máy khuếch tán chính là biện pháp nhanh gọn nhất, giúp tinh dầu lan tỏa khắp không gian và tăng kháng khuẩn cho cả gia đình. Thay vì nấu nồi nước xông nóng thì ta có thể sử dụng khuếch tán siêu âm bằng hơi nước hoặc máy công nghiệp để khuếch tán tốt hơn.
Đối với phương pháp này, Bộ Y tế lưu ý không được xông trực tiếp vào người; Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
4. Những loại tinh dầu được dùng nhiều trong mùa dịch
4.1 Tinh dầu Bạc Hà
Tinh dầu bạc hà có giá trị kích thước vòng kháng khuẩn D nằm trong khoảng 14 - 30 mm. Giá trị kích thước vòng kháng khuẩn lớn nhất là đối với vi khuẩn S. aureus và nhỏ nhất là vi khuẩn S. typhimurium.
Tinh dầu bạc hà có giá trị kích thước vòng kháng khuẩn D nằm trong khoảng 14 - 30 mm
4.2 Tinh dầu Tràm gió
Tinh dầu Tràm gió với đặc tính kháng khuẩn cao, quen thuộc với người dân Việt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Cineol (Eucalyptol), α-Terpineol và Limonene. Trong đó, Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn của nó, chính vì thế, tràm gió thường được dùng nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh. Đặc biệt là những bệnh liên quan đến phong hàn, cảm sốt,...
Tinh dầu Tràm gió có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh,… và một số chủng nấm Candida gây bệnh nấm ở da, tóc. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ tinh dầu Tràm gió có tác dụng ức chế virus cúm H5N1, còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu.
4.3 Tinh dầu Tràm Trà
Tinh dầu Tràm Trà hay còn gọi là Tràm Úc có hương thơm nhẹ nhàng, kháng khuẩn cao. Khuếch tán trong phòng giúp hương thơm lan tỏa nhanh, diệt vi khuẩn tốt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm trà là Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol nên loại tinh dầu này thường được sử dụng để chăm sóc da, trị mụn, kháng nấm.
4.4 Tinh dầu Hương nhu
Tinh dầu hương nhu trắng có tác động mạnh trên các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh phân lập từ bệnh phẩm. Điều này mở ra khả năng sử dụng tinh dầu này trong trị liệu một số nhiễm khuẩn thông thường. Đặc biệt là trong quá trình khuếch tán trong không gian.
4.5 Tinh dầu Sả chanh
Xông tinh dầu sả chanh thường xuyên trong nhà sẽ giúp không khí nơi bạn ở luôn sạch sẽ, giảm tối đa các loại virus, vi khuẩn và luôn thơm tho, do đó giảm các khả năng bị các bệnh về hô hấp hoặc bệnh lây truyền qua đường không khí cho cả gia đình.
Tinh dầu sả chanh luôn là sản phẩm nhận được sự ưu ái của nhiều gia đình Việt
4.6 Tinh dầu Khuynh Diệp
Tinh dầu khuynh diệp biết đến để phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang mũi, viêm họng, giúp long đờm; giảm sốt. Ngoài giúp thông thoáng hệ hô hấp trên còn giúp hạ sốt, thư giãn hiệu quả. Nhiều bác sĩ khuyến cáo: Các gia đình nên sử dụng tinh dầu khuynh diệp để phòng ngừa bệnh cúm.
Có nhiều loài cây Khuynh diệp cho các loại tinh dầu khác nhau một chút về thành phần, được các nghiên cứu chứng minh là có tác dụng trên các loại vi khuẩn và virus như: Streptococcus aureus,
Streptococcus pyogenes, Salmonella typhi, Shigella, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, virus cúm A (H1N1), một số virus đường hô hấp,...
Tinh dầu Khuynh diệp có các tác dụng như: Giảm viêm nhiễm, giảm các triệu chứng liên quan tới hen suyễn, giảm căng thẳng thần kinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng tinh dầu Khuynh diệp hứa hẹn được dùng như một loại kháng sinh tự nhiên chống lại một số bệnh nhiễm trùng.
4.7 Tinh dầu Quế
Tinh dầu quế có vòng kháng khuẩn 25 - 46mm đối với tất cả các chủng. Tương đương với các kháng khuẩn kháng sinh hoá học. Tinh dầu Quế Khử trùng, kháng viêm, tăng tính miễn dịch. Đồng thời, mang đến sự trong lành và sảng khoái cho tinh thần, giúp tập trung tinh thần, tăng cường sự tỉnh táo.
Tinh dầu Quế Khử trùng, kháng viêm, tăng tính miễn dịch
4.8 Tinh dầu Gừng
Trong Gừng có chứa hợp chất gọi là “gingerol”. Theo Stephen Harrod Buhner – tác giả, người chuyên nghiên cứu về thảo dược nổi tiếng. Ông cho rằng, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có thể chống lại virus và vi khuẩn, ngay cả khi thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus không có hiệu quả.
Bên cạnh đó, từ lâu Gừng đã được xem để giải cảm, giúp toát mồ hôi nhanh và giúp làm nhẹ dịu đường ruột hiệu quả. Xông tinh dầu Gừng mang lại cảm giác ấm nóng, hương Gừng thơm dễ chịu và thư giãn tốt.
Xông tinh dầu Gừng mang lại cảm giác ấm nóng, thư giãn tốt
4.9 Tinh dầu Oải Hương
Lavender là tinh dầu kháng khuẩn, kháng virus cao, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tinh dầu này thường được sử dụng để kháng lại nhiều bệnh và hầu như hương thơm dễ chịu của Oải hương được nhiều người ưa chuộng.
Tinh dầu Oải Hương là loại tinh dầu linh hoạt nhất cho mọi nhà
4.10 Tinh dầu họ Cam Chanh Quýt
Nhỏ vài giọt tinh dầu cam chanh quýt vô đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu, tạo không gian tươi mới, sạch sẽ. Khuếch tán vào buổi sáng và suốt cả ngày, tăng cảm giác tích cực, vui vẻ và chống trầm cảm. Tinh dầu cam quýt có nồng độ kháng khuẩn cao giúp ngăn ngừa vi khuẩn và không gian thoáng sạch, trong lành.
Tinh dầu xông hơi chỉ là một trong những biện pháp chống dịch trong những ngày căng thẳng. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp và căng thẳng như hiện nay, sự bảo vệ hệ hô hấp, không gian sống là điều cần thiết. Hiện tại các biện pháp xông phòng với tinh dầu đã được bộ y tế khuyên dùng và thực sự mang lại những kết quả khả quan.