Tinh dầu Sả là gì? Những điều cần biết về tinh dầu Sả

Nếu có bảng đánh giá lựa chọn tinh dầu quốc dân thì có lẽ tinh dầu sả xứng đáng đứng ở vị trí đầu bảng. Vì dường như cứ nhắc đến tinh dầu thì hầu hết ai cũng mặc định là tinh dầu Sả. Vậy tinh dầu Sả có gì đặc biệt mà luôn được người ta nhắc đến đầu tiên? Hôm nay Yaris cùng bạn tìm hiểu nhé!

Tinh dầu Sả là gì

Tinh dầu Sả là tinh chất được chiết xuất từ cây sả thông qua phương pháp trích xuất hơi nước. 
Cây Sả thực sự rất phù hợp với khí hậu và đất ở Việt Nam. Và cũng có lẽ từ lâu Sả chanh đã trở thành nguyên liệu gia vị không thể thiếu trên bếp Việt rồi nhỉ? Nhà bạn có dùng sả chanh để nấu ăn, kho thịt, xào gà hay xông giải cảm không?
Sản xuất tinh dầu Sả cũng là một trong những dự án sản xuất tinh dầu đầu tiên ở Việt Nam được ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nổ những phát súng đầu tiên cho ngành tinh dầu phát triển ở nước ta và xuất khẩu ra thị trường thế giới. 

 

Qua nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn thì tinh dầu sả biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ được người tiêu dùng quan tâm như:
- Khuếch tán để thơm phòng, kháng khuẩn, tạo không gian thoáng đãng, thanh mát, dễ chịu, xả stress,…
- Khử mùi hôi phòng, xe ô tô,..
- Khử mùi mồ hôi chân, dùng cho việc điều trị nấm như (athlete’s foot)
- Trong văn hóa phương Tây, tinh dầu Sả Java rất hiệu quả trong việc ổn định hệ tiêu hóa và chu kỳ kinh nguyệt, và là thuốc xoa bóp điều trị những cơn đau thấp khớp.
- Đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả.
- Sử dụng trong phương pháp trị liệu bằng tinh dầu. Với hương thơm tươi mát và giải tỏa tinh thần, tinh dầu Sả giúp chống lại cơn đau đầu, mệt mỏi và nỗi muộn phiền.
- Tinh dầu sả giúp làm đẹp da, chăm sóc tóc rất tốt

Tinh dầu Sả là gì
Một số công dụng chính của tinh dầu Sả

Ngoài ra còn nhiều công dụng của tinh dầu Sả nữa, bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé!

Theo các bài báo, tạp chí khoa học thì trên thị trường có khoảng 30 loài Cymbopogon mọc hoang dại khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng người ta nghiên cứu thường dùng những loại quen thuộc để tạo ra tinh dầu nguyên chất phổ biến là:
Tinh dầu Sả là gì

Các giống Sả phổ biến hiện nay

Tinh dầu Sả Java:
Tên tiếng Anh: Citronella Essential oil
Tên khoa học: Cymbopogon Winterianus

Tinh dầu sả Java là tinh dầu được lấy từ cây sả xoè, sả đỏ. 

Theo các nghiên cứu cho thấy thì các thành phần của tinh dầu sả được nghiên cứu nhiều và được đánh cao nhất là citronella, citronellol, geraniol. 

Sả tía Java có tính chịu hạn cao nên rất phù hợp cho vùng đất gò đồi thiếu nước. Thời tiết càng khô hạn thì mặc dầu tỷ lệ thu hoạch lá thấp nhưng tỷ lệ tinh dầu trong lá lại tăng cao, vì vậy hiệu quả kinh tế vẫn ổn định hơn so với các giống cây trồng khác.

Tinh dầu Sả Chanh:
Tên Tiếng Anh: LemonGrass Essential oil

Tên khoa học: Cymbopogon Citratus
Tinh dầu sả chanh được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất Việt Nam hiện nay. Tinh dầu sả chanh có màu vàng, đặc sánh.
Khi được sử dụng trong liệu pháp hương thơm hoặc để thiền định, tinh dầu sả chanh giúp làm sáng tỏ tâm trí và nâng cao nhận thức về tâm linh. Nó hỗ trợ giải phóng sự hối tiếc và phẫn uất đồng thời thúc đẩy cảm giác hy vọng, dũng cảm và lạc quan.

Tinh dầu Sả Ceylon:
Tinh dầu sả Ceylon hay còn được gọi với cái tên khác như Sri lanka, được thu từ loài Cymbopogon nardus. Cây sả được dùng làm vị thuốc trong đông y và làm gia vị tại một số nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan...
Cây sả cũng như được sử dụng để sản xuất tinh dầu sả. Tinh dầu sả chứa từ 20% đến 40% geraniola và citronellola, 40% đến 60% citronella.
Một số nhận xét của người dùng thì tinh dầu Sả Sri Lanka có màu sắc và độ sánh tương tự như Sả chanh, nhưng mùi hương nồng hơn sả Chanh đồng thời không nồng bằng tinh dầu sả Java.

Tinh dầu Sả Hồng hay Sả Hoa Hồng:
Tên tiếng Anh: Palmarose

Tên khoa học: Cymbopogon martinii
Cymbopogon martinii trong tiếng Việt gọi tên sả rộng, sả lá rộng, sả ấn độ, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo.
Là một loài khác được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Nó là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi cao tới 150 cm với các lá nhỏ và thân củ nhỏ hơn so với các loài trên. Các lá và hoa chứa tinh dầu có hương vị thơm ngọt, được sử dụng trong sản xuất geraniol. Nó cũng được chưng cất thành tinh dầu palmarosa và được sử dụng trong điều trị bằng dầu thơm vì có tác dụng làm dịu để giảm bớt các căng thẳng thần kinh.

Trên thị trường Việt Nam có 2 loại sả mà người tiêu dùng hay sử dụng phổ biến nhất là Sả Chanh và Sả Java. Tuy nhiên vẫn nhiều người còn lẫn lộn và chưa phân biệt được, vậy giữa chúng có gì khác nhau nhỉ?

 

Tinh dầu Sả Chanh 

Tinh dầu Sả Java

Sản lượng, giá thành

- Ở các vùng đất đồi ( Đắk Lắk, Gia Lai, Thanh Hóa…) mùa nắng 1 tấn lá sẽ chưng cất được bình quân từ 3,6kg - 4,2kg. Mùa mưa chưng cất được 1,7 – 2kg. Có mùi hơi gắt, úng hơn so với mùa nắng.

Sả chanh trắng xanh (trồng trên đất phù sa miền tây) mùa nắng 1 tấn chưng cất được 2,2kg – 2,6kg. Mùa mưa chưng cất được 1kg- 1,2kg. Có mùi dịu và ngọt.

> Tinh dầu sả chanh có giá cao hơn

Sả Java cho năng suất cao hơn, 100-120kg lá sả để được 1 lít tinh dầu. 













> Tinh dầu Sả Java có giá thấp hơn sả chanh

Cảm quan

Màu sắc: màu vàng nhạt cho đến vàng đậm tùy chất lượng cũng như phương pháp sản xuất tinh dầu

Mùi hương: Mùi thơm đặc trưng của sả chanh, xen nhẹ mùi chanh thanh mát, dễ chịu 

Màu sắc: màu trắng trong suốt, độ sánh nhẹ hơn so với tinh dầu sả chanh

Mùi hương: Mùi hương thơm đặc trưng của sả java, thơm nồng hơn sả chanh, vị the

Thành phần chủ yếu

Tinh dầu sả chanh chứa 65-85% citral và các hoạt chất tương tự myrcene, có tính kháng khuẩn và giảm đau; citronella; citronellol và geranilol

Thành phần chính: tinh chất Geraniol và citronellol có từ 20-40%, citronellal 40-60%.

Công dụng đặc trưng

- Thường sử dụng trong ẩm thực và gia vị

Đuổi muỗi và côn trùng tốt

- Dùng nguyên liệu sản xuất xà phòng, nước hoa, chất thơm cho thực phẩm. 

- Ứng dụng tốt trong phương pháp trị liệu bằng tinh dầu, giúp ổn định hệ thần kinh, nó còn là chất giảm đau và chống trầm cảm, tốt cho đau đầu, mệt mỏi, triệu chứng về stress, và tốt cho đau cơ. 

- Không sử dụng trong ẩm thực và gia vị, vì mùi nồng và hắc hơn

- Đuổi muỗi và côn trùng tốt hơn sả Chanh vì mùi mạnh hơn

- Mùi tinh dầu sả Java ít ứng dụng trong mỹ phẩm, nước hoa vì sẽ át đi những mùi khác, chủ yếu ứng dụng trong các sản phẩm về khử mùi như nước lau sàn, xịt chống côn trùng,...

- Ít được ứng dụng trong trị liệu hơn như tinh dầu sả Chanh 

     

 

Tinh dầu Sả được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp chưng cất hơi nước thông qua nồi chưng cất tinh dầu. 

Sả sau khi được thu hoạch sẽ được làm héo khoảng 50%, sau đó nguyên liệu được đưa vào nồi chưng cất sao cho nước chứa sẵn trong nồi, và dược liệu được đặt trên một tấm vỉ, tránh tiếp xúc với đáy nồi. 
Sau khoảng 3h, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ.
Khi được đưa tới bình ngưng tụ, lúc này vẫn là hỗn hợp của nước và tinh dầu. Tuy nhiên tinh dầu có trọng lượng nhỏ hơn hơi nước nên chúng sẽ tồn tại ở phía bên trên bình ngưng tụ. Chúng ta cần sử dụng thiết bị phân ly để tách hỗn hợp tinh dầu và nước. 
Sau khi đã phân ly được tinh dầu và nước ra thành 2, nước chưng sẽ được đưa vào bể xử lý để phân li ra thành dầu loại 2. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả.
Bước tiếp theo là đem tinh dầu đi lọc để tách Na2SO4. Na2SO4 sau khi đã được tách ra sẽ đem rửa 2 lần bằng nước ấm sau đó cho vào túi và cho vào nồi chưng cất tinh dầu sả để tận thu tinh dầu.
Bã sả được đổ bỏ đi để chuẩn bị cho mẻ nguyên liệu mới đưa vào nồi và một quy trình sẽ được lặp lại. 
Tinh dầu Sả là gì
Tham khảo chi tiết vềQuy trình chưng cất tinh dầu sả

 

Phương pháp 

Tinh dầu thật 

Tinh dầu giả 

Dùng cảm quan

Màu sắc: Trắng trong, vàng nhạt đến vàng đậm hoặc màu hổ phách 

Mùi hương: Mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu như mùi sả thường dùng, hít sâu một hơi sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu

Màu sắc: Đủ các loại màu lòe loẹt, tinh dầu sả từ vàng đến xanh 

Mùi hương: Có mùi hương lạ, đôi khi cũng rất giống tinh dầu thật nhưng khi hít sâu thường gây ra cảm giác đau đầu, buồn nôn

Lưu ý: Dùng cảm quan rất khó để nhận biết được tinh dầu thật giả. Hiện nay tinh dầu giả, hương liệu được điều chế rất tinh vi và tỷ lệ màu sắc, mùi hương giống tinh dầu thật rất cao. Mặc khác đối với những người nhạy cảm, dị ứng với mùi sả chẳng hạn sẽ có cảm giác ngứa mũi, khó chịu và buồn nôn. Do đó dùng cảm quan cũng chỉ là bước ban đầu và ta không vội kết luận chất lượng tinh dầu bạn nhé!

Thử trên giấy 

Khi nhỏ tinh dầu Sả lên giấy, tinh dầu thật sau một thời gian sẽ bốc hơi và không còn để lại vết dầu hay vết ố.

Khi nhỏ tinh dầu lên giấy thì tinh dầu giả sẽ để  lại một mảng dầu sẫm màu hoặc vết ố. 

Phương pháp thử trên giấy cũng sẽ có những ngoại lệ như: Tinh dầu Cam, chanh khi sử dụng phương pháp ép lạnh thường có màu đậm hơn và mùi của nó cũng gần như mùi cây nguyên gốc, tuy nó chứa các thành phần không bay hơi nhưng vẫn được cộng đồng hoá học và trị liệu tinh dầu đưa thành một ngoại lệ. Do đó khi test trên giấy hoặc vải vóc sẽ để lại vết ố. Hoặc trường hợp tinh dầu thật nhưng qua quá trình chiết xuất bằng thủ công, chưa lọc sạch hết dầu cũng sẽ giữ lại mảng dầu trên giấy.

Thử trong nước 

Khi cho tinh dầu Sả vào nước thì tinh dầu sẽ nổi loang và tụ thành một vùng trên mặt nước, trừ một số tinh dầu nặng hơn sẽ nổi bóng chìm như: Tinh dầu quế, hương nhu, trầm hương,...

Khi cho tinh dầu vào nước mà tinh dầu bị hoà tan trong nước thì thường là hương liệu hoặc có sự tác động của dung môi hoá học.

Phương pháp thử trong nước thường chỉ đúng với những loại tinh dầu được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. 

Giấy kiểm nghiệm 

Khi tra các thành phần trong giấy kiểm nghiệm thì sẽ là các thành phần hoá học hữu cơ

Khi tra các thành phần phát hiện các thành phần hoá học vô cơ hoặc có tỉ lệ thành phần vô cơ cao thì tức là tinh dầu đã bị pha trộn.

Giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 là phương pháp tương đối chính xác để phân biệt được tính thật giả của tinh dầu. Tuy nhiên, ta cũng cân nhắc mức độ uy tín của bên thứ ba và thời hạn kiểm nghiệm tinh dầu trong phiếu kiểm nghiệm. Đồng thời phải xem xét mức độ uy tín của đơn vị bán vì phiếu kiểm nghiệm là thật nhưng chưa chắc tinh đã là thật. Do đó, ta cần cân nhắc để lựa chọn nhà cung cấp uy tín.


Cây sả Việt Nam có rất nhiều điều thú vị cần chúng ta tìm hiểu để sử dụng và ứng dụng trong đời sống. Thật không bất ngờ khi Tinh dầu sả được xem là tinh dầu quốc dân vì ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng. Bạn còn điều gì thắc mắc về loại tinh dầu đặc biệt này? Hãy thông tin đến Yaris để được giải đáp và tìm hiểu nhé!

 
Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn