Nếu các mẹ đang mang thai và cảm thấy lo lắng về lúc lâm bồn hay vượt cạn thì Yaris hy vọng các mẹ hãy yên lòng vì Yaris luôn tin rằng mẹ đủ khả năng để làm tốt việc này. Yaris biết các mẹ đã phải chuẩn bị đủ mọi thứ, từ chăm sóc sức khỏe, giữ cơ thể trong trạng thái ổn định và mang đến cho con yêu những điều tốt nhất để con được phát triển một cách toàn diện.
Thời gian gần đây có rất nhiều mẹ liên hệ và hỏi Yaris về những tinh dầu tốt cho mẹ bầu. Thật ra những kiến thức trên mạng về tinh dầu cho mẹ bầu rất đa dạng. Tuy nhiên Yaris xin lưu ý với các mẹ một điều rằng: các nghiên cứu lâm sàng về sự an toàn của tinh dầu trong thai kỳ rất khan hiếm. Do các vấn đề đạo đức khi thử nghiệm với phụ nữ có thai và bào thai. Vì lý do này, các kết luận sử dụng tinh dầu cho bà bầu, phụ nữ có thai chủ yếu dựa vào lịch sử an toàn khi dùng tinh dầu. Nhưng nếu các mẹ cảm thấy cần thêm một số thông tin hỗ trợ thì Yaris xin gửi đến mẹ một số lưu ý cần thiết khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên trong giai đoạn có thai và cho con bú nhé!
Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên trong giai đoạn có thai và cho con bú
1. Tìm hiểu về Phương pháp sử dụng tinh dầu khi mang thai
Liệu pháp sử dụng tinh dầu trong sinh nở đang trở thành một chủ đề nổi bật trong giới nghiên cứu. Điều này cũng hết sức bình thường khi các mẹ, các bà ngày xưa đã biết sử dụng các biện pháp từ thảo mộc giúp sinh đẻ thuận lợi từ hàng ngàn năm nay như nghệ hạ thổ, nhục đậu khấu, nghệ, nghệ rễ vàng, cau, sả, cỏ hương bài, tô mộc, địa y, lá dứa, riềng nếp, chanh ta, chanh thái,.... để tắm rửa, vệ sinh và hỗ trợ trong thời kỳ sinh đẻ.
Nghiên cứu cho thấy sử dụng tinh dầu là cách tiếp cận hiệu quả giúp tăng cường các cơn co thắt tăng tốc quá trình sinh nở và giảm thiểu đau đớn trong giai đoạn lâm bồn và hầu như không gây ra tác dụng phụ nào nếu áp dụng đúng cách.
Tinh dầu cũng có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu cũng như giảm triệu chứng buồn nôn hay nôn mửa.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra được rằng tinh dầu giúp giảm cơn đau khi lâm bồn và không hề ảnh hưởng đến em bé. Ngược lại, khi sử dụng liệu pháp tinh dầu cho các mẹ thì tỉ lệ các bé sử dụng lồng hấp lại được giảm đi một cách đáng kể.
2. Nhóm tinh dầu thích hợp trong từng chu kỳ mang thai
Sử dụng tinh dầu và các biện pháp từ thiên nhiên là một trong những cách đã được ông bà ta áp dụng từ ngàn xưa và đến tận bây giờ. Khi bước vào cuộc sống hiện đại, cách áp dụng các phương pháp sinh sản đến từ mẹ thiên nhiên vẫn được xem là vô cùng hữu dụng và an toàn cho cả mẹ và bé nếu biết sử dụng đúng và không lạm dụng. Cùng Yaris tìm hiểu các loại tinh dầu thích hợp trong các thời kỳ thôi nào!
Giai đoạn đầu thai kỳ (Tuần 1- tuần 13)
Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm vì cơ thể các mẹ trải qua rất nhiều thay đổi. Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể của các mẹ như các biểu hiện: mệt mỏi, căng ngực, ốm nghén, tiểu tiện nhiều lần,... Khi cơ thể của mẹ thay đổi, mẹ có thể cần phải thay đổi thói quen hằng ngày, chẳng hạn đi ngủ sớm hơn hoặc ăn thường xuyên, chia làm nhiều bữa nhỏ. May mắn thay, hầu hết những khó chịu này sẽ mất dần khi thai nhi phát triển. Và một số mẹ có thể không cảm nhận thấy bất kỳ sự khó chịu nào cả!
Nếu các mẹ đã từng mang thai, mẹ có thể có những cảm giác khác nhau trong hai lần mang thai. Mỗi người phụ nữ có những đặc điểm khác nhau vì vậy quá trình mang thai của mỗi người sẽ khác nhau.
Đến đây thì Yaris có thể biết rằng các mẹ luôn chuẩn bị những kiến thức đầy đủ trong thời kỳ thai sản nên không cần phải nghe thêm kiến thức này. Tuy nhiên, sử dụng tinh dầu cũng là một phần trong quá trình phát triển nên cần ưu tiên sử dụng trong từng thời kỳ nhé! Đúng cách, đúng thời điểm thì tinh dầu mới phát huy hết tác dụng vốn có của mình.
Trong giai đoạn này các mẹ phải hết sức thận trọng trong đi lại, ăn uống và ổn định sức khoẻ.
Tinh dầu giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn đầu
Đối với tinh dầu, lời khuyên của Yaris là các mẹ chỉ nên sử dụng gián tiếp bằng cách xông phòng bằng máy khuếch tán. Cơ thể các mẹ rất nhạy cảm nên các mẹ cũng nên tránh những tinh dầu có tính nóng, để tránh có thể gây sảy thai tự nhiên như: bạch dương, long não, ngải cứu, hạt hoặc lá cây ngò tây, bạc hà hăng, cúc ngải, ngải ngấm, tuyết tùng trắng, lộc đề, ngải tây,... (Theo Hiệp hội các chuyên gia trị liệu toàn diện bằng liệu pháp Tinh dầu)
Những loại khác — bạch chỉ, hoa cúc, quế, xô thơm, gừng, hoa nhài, bách xù, myrrh, bạc hà, hoa hồng, hương thảo, thì là ngọt và kinh giới ngọt — có thể thúc đẩy kinh nguyệt và một số chuyên gia cho rằng là nên tránh trong khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu.
Phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với tinh dầu sả. Những người bị bệnh tim cũng nên tránh nó, vì nó có thể làm tăng nhịp tim. (Theo ESSENTIAL OILS FOR BEGINNERS) Không thoa lên da khi chưa pha loãng vì có thể gây kích ứng.
Các mùi hương phù hợp cho mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ cũng như trong cả quá trình mang thai: Tinh dầu cam, quýt, chanh, bưởi, oải hương, ... Các dòng tinh dầu này có mùi hương dễ chịu, dịu nhẹ, an thần dễ ngủ, giảm căng thẳng và stress. Đặc biệt các loại tinh dầu họ cam quýt có tác dụng trút bỏ gánh nặng ốm nghén một cách hiệu quả.
Giai đoạn thứ hai (tuần 14 - tuần 28)
Hầu hết phụ nữ cảm giác dễ chịu hơn khi mang thai ở giai đoạn thứ hai so với giai đoạn thứ nhất. Tuy nhiên, mẹ cần nắm bắt được những thông tin về thai kỳ trong suốt những tháng này. Và cơ thể mẹ đang trải nghiệm những thay đổi mới và đáng chú ý. Bụng dưới của mẹ sẽ to ra khi thai nhi phát triển. Và ở cuối giai đoạn này, các mẹ sẽ cảm nhận em bé bắt đầu đạp! Có lẽ giai đoạn này là giai đoạn hạnh phúc nhất và em bé cũng đã có thể cảm nhận được nhịp sống.
Đối với các dòng tinh dầu khi sử dụng trong giai đoạn này các mẹ có thể thoải mái hơn khi chọn tinh dầu mà mình yêu thích. Tuy nhiên các mẹ nhạy cảm cần hết sức chú ý những loại tinh dầu cần tránh. Bên cạnh đó, một điều quan trọng là phải chọn đơn vị phân phối tinh dầu uy tín để đảm bảo là tinh dầu thiên nhiên nguyên chất vì nó sẽ hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của chất hóa học và tinh dầu pha trộn hoá chất gây ra những biến chứng đến sức khỏe cả mẹ và bé khi sử dụng trong thời gian dài.
Ngoài những dòng tinh dầu trong thời kỳ đầu thì những loại tinh dầu mẹ có thể sử dụng trong giai đoạn này như: tinh dầu hương thảo, tinh dầu tràm trà, tinh dầu tràm gió, tinh dầu bạc hà, tinh dầu cam sả, một dược, cỏ hương bài, hoàng đàn, hoắc hương,ngọc lan tây,...
Giai đoạn 2 Mẹ có thêm nhiều lựa chọn khác như: hương thảo, tràm trà, tràm gió,...
Giai đoạn thứ ba (tuần 29 - tuần 40)
Một số khó chịu mà mẹ thường gặp phải trong thời kỳ thứ hai sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng lo lắng nhiều nhé! Đứa trẻ trong bụng mẹ vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi mẹ sinh con.
Trong giai đoạn này các mẹ cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu trong giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2.
Khi gần đến ngày sinh, cổ tử cung của mẹ trở nên mỏng hơn và mềm hơn. Đây là một diễn tiến bình thường và tự nhiên giúp cho âm đạo mở ra trong khi sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra diễn tiến này của mẹ bằng cách khám âm đạo. Quá trình đếm ngược ngày thai nhi chào đời đắt đầu!
Trong giai đoạn này, các mẹ có thể tham khảo các loại tinh dầu hỗ trợ lâm bồn tốt như tinh dầu cam, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu phong lữ, đơn sâm, cúc la mã, hoa cam đắng, oải hương, xô thơm,...Các dòng tinh dầu này được nghiên cứu và qua kinh nghiệm cho thấy kết quả giảm đau hiệu quả khi sinh thường.
Các mẹ cần phân biệt các dòng tinh dầu phù hợp trong khi mang thai và lúc lâm bồn, hai thời điểm này cực kỳ khác nhau, khi mang thai thì ta hạn chế tối đa sử dụng các dòng tinh dầu nóng gây sảy thai tự nhiên, nhưng thời điểm lâm bồn khi em bé đã phát triển toàn diện thì các dòng tinh dầu khi lâm bồn sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Đương nhiên luôn cần sự hỗ trợ của y bác sĩ để sử dụng liều lượng thích hợp. Do đó ta có thể thấy trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhiều chuyên gia khuyên không nên dùng tinh dầu phong lữ, hoa hồng nhưng đến giai đoạn lâm bồn thì lại khuyên dùng để giảm đau. Điều đó hết sức bình thường nhé các mẹ!
Mẹ có thể tham khảo một số tinh dầu hỗ trợ lâm bồn tốt như: cam, hoa hồng, phong lữ,...
3. Tinh dầu hỗ trợ sau sinh như thế nào?
Sau sinh, các mẹ thường đối diện với 2 vấn đề: “Hội chứng Baby Blues” và trầm cảm sau sinh. Các mẹ thường quen thuộc với hội chứng trầm cảm sau sinh nhưng lại bỏ quên không để ý đến cơ thể mình trong giai đoạn đầu. Người ta thường gọi là “Hội chứng Baby Blues” (rối loạn cảm xúc sau sinh, thường nhẹ hơn trầm cảm sau sinh). Đây đều là những biểu hiện tiêu cực và ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé. Yaris gửi đến sự đồng cảm và hy vọng các mẹ nào đã và đang trải qua các tình trạng này có thể sớm vượt qua.
Hội chứng Baby Blues chỉ kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần sau khi sinh. Các triệu chứng gồm có là: lo âu và cảm thấy bị quá tải, sương mù não, gặp khó khăn khi cố gắng tập trung, stress, đôi khi cảm thấy buồn bã ủ dột, đôi lúc bộc phát cảm xúc và khóc lóc, thường xuyên gặp các vấn vấn đề về thèm ăn và khẩu vị, tâm trạng bất thường và cáu gắt.
“Trầm cảm sau sinh, theo định nghĩa mang tính chất nghiêm trọng hơn, sẽ được chẩn đoán chẩn đoán chính xác là mắc bệnh nếu triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần. Theo báo cáo thống kê thì cứ 7 bà mẹ sẽ có 1 người bị mắc phải chứng trầm cảm sau sinh. Nhưng con số này trên thực tế có khả năng cao hơn rất nhiều. Bởi lẽ có rất nhiều phụ nữ xấu hổ khi phải thừa nhận họ cảm thấy thực sự tồi tệ sau khi trải qua thời khắc đáng lẽ được xem là hạnh phúc nhất đời người.”
Trong giai đoạn này các mẹ nên bỏ túi một vài lọ tinh dầu yêu thích, và khi có những triệu chứng khó chịu bộc phát, các mẹ hãy bình tĩnh mở nắp tinh dầu và hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại. Bên cạnh việc chăm sóc tốt sức khỏe bản thân, làm tốt điều này các mẹ sẽ giảm tình trạng trầm cảm sau sinh đến mức thấp nhất.
Yaris cũng gửi đến các mẹ công thức chăm sóc âm đạo hiệu quả. Sử dụng liệu pháp sitz (Ngồi ngâm vùng hậu môn trong nước nông). Năm 2004, các nhà nghiên cứu đánh giá biện pháp tắm sitz và sử dụng xà phòng có tinh dầu oải hương, một dược, hoa cam đắng, hoa hồng, bưởi chùm, quýt, cam giúp chữa lành tầng sinh môn nhanh chóng sau khi sinh>
CÔNG THỨC MUỐI TẮM SITZ SAU SINH (1 LẦN TẮM)
Trộn đều nguyên liệu sau đây:
-
1 Cốc muối tắm
-
30ml dầu hoa anh thảo
-
30ml dầu jojoba
-
1 giọt tinh dầu oải hương
-
1 giọt tinh dầu cúc La Mã
4. Một số loại tinh dầu để Mẹ tham khảo
Dưới đây là giới thiệu cụ thể về một số loại tinh dầu chủ chốt dành cho thời kỳ mang thai và lâm bồn. Khi chọn tinh dầu, Mẹ cần lưu ý đọc kỹ những thông tin Yaris đã chia sẻ phía trên để có lựa chọn phù hợp nhé.
- TINH DẦU HOA CAM ĐẮNG VÀ TINH DẦU CAM
2 loại tinh dầu này đều có lịch sử lâu đời Khi được đem làm chất chống trầm cảm kích thích ham muốn tình dục và khử trùng. Tinh dầu hoa cam đắng cũng có hiệu quả ưu việt giúp giảm đau khi lâm bồn.
Có một nghiên cứu được thực hiện với 126 người phụ nữ khi lâm bồn.
1 nửa trong số họ sử dụng một khăn quấn với tinh dầu hoa cam đắng và một nửa trong số đó cũng quấn khăn quanh cổ nhưng không sử dụng tinh dầu mà dùng nước.
Ở đây là nhóm phụ nữ được hưởng lợi cách chữa lành của tinh dầu hoa cam đắng đã cho biết họ cảm nhận ít đau đớn hơn vào lúc cuối giai đoạn lâm bồn so với nhóm phụ nữ không sử dụng liệu pháp tinh dầu ở giai đoạn đầu. Thật tuyệt vời là những phát hiện này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ chỉ đối với mỗi tinh dầu hoa cam đắng mà người ta cũng đã nhận được các kết quả tương ứng tương tự với tinh dầu cam.
Để thay đổi mùi hương trong giai đoạn ốm nghén thì họ cam quýt bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, … cũng có tác dụng tương tự.
Các loại tinh dầu dòng họ nhà Cam Quýt giúp giảm ốm nghén khi mang thai
- TINH DẦU PHONG LỮ
Phong lữ được biết đến qua việc người ta sử dụng nó trong ngành chăm sóc da và sản xuất nước hoa. Một nghiên cứu tại Iran đã đánh giá phương pháp điều trị không xâm lấn giúp giảm căng thẳng khi lâm bồn với tinh dầu phong lữ trong nghiên cứu này các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng khi lấy một miếng vải với 2 giọt tinh dầu phong lữ vào cổ áo bệnh nhân sẽ giúp họ giảm huyết áp nhịp mạch và mức độ lao trong quá trình co thắt lúc lâm bồn.
Tinh dầu phong lữ giúp giảm huyết áp nhịp mạch và mức độ lao trong quá trình co thắt lúc lâm bồn
- TINH DẦU HOA HỒNG
Trải qua nhiều thế kỷ phụ nữ đã biết sử dụng dầu hoa hồng để giải quyết rất nhiều vấn đề sức khỏe. Bởi đây là một trong những loại tinh dầu có hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe nữ giới.
Có nhiều tài liệu cho rằng tinh dầu Hoa hồng thúc đẩy kinh nguyệt không nên sử dụng trong thời kỳ đầu mang thai, nên các mẹ nhạy cảm cũng nên chú ý điều này.
Tinh dầu hoa hồng khi sử dụng lúc lâm bồn được các mẹ sử dụng nhiều và giúp giảm đau đớn hiệu quả.
Tinh dầu hoa hồng thường được sử dụng lúc lâm bồn giúp giảm đau đớn hiệu quả
- TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG
Theo một phê bình tổng hợp mới đây khi dùng trong bệnh viện tinh dầu hoa oải hương cho thấy có hiệu quả giảm đau đặc biệt khi đem so sánh giữa các phụ nữ cùng trải qua để mổ rách âm hộ hoặc bị đau xương chậu khi sinh tự nhiên qua đường âm đạo.
Tinh dầu oải hương cũng có khả năng giảm đau rất hiệu quả
- TINH DẦU CHANH VÀNG
Chanh vàng có thể trút bỏ gánh nặng ốm nghén. Lợi ích của chanh vàng cũng được nghiên cứu như sau: có 40% phụ nữ từng sử dụng các dạng hương chanh để xua tan chứng buồn nôn và ói mửa như là sử dụng kẹo chanh, nước chanh, dùng vỏ chanh để ngửi,...và hơn 25% trong số đó cho biết rằng là đây là cách hiệu quả để kiểm soát các triệu ốm nghén trong thời kỳ này. Trong năm 2014 một nghiên cứu được tiến hành tại Iran đã bắt đầu kiểm tra điều này trong môi trường lâm sàng để xác định xem chanh vàng có thực sự giúp phụ nữ kiểm soát chứng buồn nôn và ói mửa hay không. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này được tiến hành trên phụ nữ có thai mà không phải là trên loài chuột.
Và kết quả đã không làm ta thất vọng khi một nửa số phụ nữ thử nghiệm đã rất tận hưởng việc giảm đáng kể cảm giác buồn nôn và ói mửa, các triệu chứng của họ dần được cải thiện đều đặn vào cuối cuộc thử nghiệm kéo dài trong 4 ngày.
Khi nói đến tinh dầu sử dụng một loại đã tốt rồi nhưng nếu biết cách phối hợp vài loại thật khéo thì còn tốt hơn rất nhiều nhỉ? Năm 2003 các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã bắt đầu xác định xem liệu rằng có khả năng phối hợp nhất định nào đấy tồn tại giữa các loại tinh dầu truyền thống có tác dụng được với phụ nữ đang mang thai hay không. Nghiên cứu đã so sánh một nhóm phụ nữ chuẩn bị lâm bồn được áp dụng biện pháp liệu pháp tinh dầu sử dụng dung dịch nồng độ 1,5% các loại tinh dầu bao gồm đơn sâm, phong lữ, hoa hồng, hoa nhài lên vùng lưng cách mỗi hai giờ đồng hồ với một nhóm phụ nữ không chịu sự can thiệp nào họ đã khám phá ra rằng công thức đặc biệt này rút ngắn kỳ ban đầu của giai đoạn lâm bồn hết sức hiệu quả.
Chanh vàng có thể trút bỏ gánh nặng ốm nghén
- TINH DẦU KHUYNH DIỆP, TRÀM GIÓ, TRÀM TRÀ, HƯƠNG THẢO, BẠC HÀ
Tinh dầu khuynh diệp, tràm gió thường được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên các mẹ cần biết rằng tinh dầu giàu thành phần hoạt chất 1,8 -cineole có thể gây ra các vấn đề về hệ thần kinh trung ương và hô hấp đối với trẻ nhỏ. Khi sử dụng tinh dầu này thì ta nên tránh tiếp xúc gần mặt trẻ và luôn pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng, bộ phận thường sử dụng là dưới các huyệt bàn chân bé.
Bên cạnh khuynh diệp thì tràm gió, tràm trà, hương thảo, bạc hà,... cũng có tính chất tương tự. Do đó khi các mẹ có ý định sử dụng loại tinh dầu nào thì chú ý nồng độ hoạt chất cineole và camphor có trong tinh dầu nhé!
Những loại tinh dầu như khuynh diệp, hương thảo, tràm gió, bạc hà,...thường được sử dụng để thoa các huyệt bàn chân cho bé
ví dụ: 1,8-cineol trong tinh dầu khuynh diệp từ 49,07 đến 83,59%, trong tinh dầu riềng từ 30-40%,Camphor trong long não từ 70-90%,...do đó cần cẩn trọng và khi sử dụng luôn ghi nhớ vấn đề phải pha loãng không chỉ riêng với mẹ bầu, trẻ em mà còn đối với sức khỏe gia đình mình nói chung nhé các mẹ.
5. Cảnh báo an toàn cần ghi nhớ
Mặc dù vẫn còn thiếu các nghiên cứu mang tính kết luận để khẳng định việc hít, ăn vào hoặc thoa tinh dầu lên da có hại cho phụ nữ mang bầu và thai nhi hay không nhưng bạn thực sự ta sẽ thấy vô vàn bài viết trên mạng khuyên bạn nên tránh sử dụng tinh dầu. Thực tế là phụ nữ đang và sẽ tiếp tục sử dụng tinh dầu và các chiết xuất từ thảo mộc khi mang thai mà không phải chịu bất kỳ tác động có hại nào cho thai nhi cả.
Đến lúc này tôi cũng hy vọng rằng bạn đã thấy rõ ràng rằng nếu được sử dụng đúng cách tinh dầu thực sự an toàn và hiệu quả trong việc giải quyết một số vấn đề về sức khỏe. Mặc dù hiếm khi có tác dụng phụ, tinh dầu vẫn mang các rủi ro vốn có và phụ nữ mang thai nên hết sức thận trọng khi sử dụng tinh dầu cũng giống như với bất kỳ diệu pháp y học hay liệu pháp tự nhiên nào khác các vấn đề có thể phát sinh khi phụ nữ mang thai sử dụng tinh dầu theo cách vô cùng thiếu cân nhắc hoặc không tuân theo bất kỳ hướng dẫn an toàn cơ bản nào hết hoặc dại dột tin theo những lời khuyên sai lầm mà họ đọc được trên mạng hoặc nghe lời từ những người thiếu kinh nghiệm. Các chuyên gia trị liệu tinh dầu là đối tượng tốt để bắt đầu hỏi tham khảo chúng ta cần phải ghi nhớ rằng ngay cả những điều mà họ khuyến cáo cũng vẫn có thể còn trong vòng tranh cãi.
Bài học rút ra là: cũng giống như mất cũng giống như bất kỳ chất bổ sung hay sự can thiệp thuốc men nào được mù quáng tin tưởng vào tất cả những gì bạn đọc được trên mạng. Đừng để nỗi sợ hãi dắt mũi và hãy tuân theo những thông tin hình sự có căn cứ điều này sẽ giúp bạn làm chủ được sức khỏe gia đình thân yêu cũng như là cho bản thân mà vẫn trân trọng niềm tin của chính mình.
Thứ nhất, bạn có thể sử dụng tinh dầu đúng cách bằng cách tuân theo cách báo cáo an toàn và đạt được đọc trong những tài liệu uy tín.
Thứ hai là phải cân nhắc đến cách sử dụng thảo một truyền thống đã tích lũy qua hàng thế kỷ. Đừng dựa vào nỗi sợ để đưa ra quyết định.
Cuối cùng, ngừng sử dụng tinh dầu hay bất kỳ sự can thiệp y dược hay tự nhiên nào nếu gây ra các phản ứng nguy hại và xin hỏi tư vấn ngay lập tức với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Yaris xin nhắc lại một điều là với mỗi mẹ khác nhau, cơ địa khác nhau, sức đề kháng khác nhau, thể trạng khác nhau, và sức khỏe của thai nhi cũng không thể giống nhau nên các mẹ không nên so sánh người này dùng loại này được loại kia được hoặc nghe theo những thông tin không xác thực mà sử dụng không theo nguyên tắc nào. Điều các mẹ cần làm trước khi sử dụng một loại tinh dầu hay những sản phẩm tự nhiên nào đi chăng nữa thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình nhé!
Sức khỏe cho mẹ - an toàn cho bé là điều chúng ta luôn muốn dành trọn cho con yêu phải không các mẹ nhỉ? Yaris chúc các mẹ luôn khoẻ mạnh, năng lượng và bé con luôn bình an, hạnh phúc bên gia đình.