Tinh dầu và dầu – khái niệm và sự khác nhau giữa 2 loại

Các bạn có biết tại sao người ta gọi là dầu dừa mà không gọi là tinh dầu dừa. Trong khi đó lại có bạn bị nhầm lẫn giữa dầu bơ và tinh dầu bơ, dầu tràm và tinh dầu tràm? Có 2 khái niệm rất nhiều người hay bị nhầm lẫn chính là dầu và tinh dầu. Mặc dù 2 loại này đều có nguồn gốc từ thực vật nhưng lại là 2 loại sản phẩm hoàn toàn khác nhau.

Tinh dầu và dầu – khái niệm và sự khác nhau giữa 2 loại
Dầu thực vật thường dùng làm dầu nền hay dầu dẫn (không phải lúc nào dầu thực vật cũng là dầu dẫn), là phần chất béo của 1 cây thu được thông qua các phương pháp: chiết xuất siêu tới hạn, dung môi, ly tâm, ép nhiệt hay ép lạnh từ hạt của các loại cây, ví dụ như: lạc, vừng, hạnh nhân,… hoặc từ các loại quả như: bơ, dừa, oliu,…
Tinh dầu và dầu – khái niệm và sự khác nhau giữa 2 loại
Dầu dừa là một ví dụ điển hình về dầu chứ không phải tinh dầu

 
Cấu trúc phân tử của dầu thực vật nặng hơn và lớn hơn nhiều so với tinh dầu, chủ yếu là chất béo như axit béo, sáp, các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K và khoáng chất tốt cho sức khỏe nên thường được dùng trong nấu ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, dầu nguyên chất có thể dùng trực tiếp lên da mà không gây kích ứng. Dầu có đặc tính không bay hơi, dễ bị oxy hóa khi để lâu ngoài không khí. 

Tinh dầu và dầu – khái niệm và sự khác nhau giữa 2 loại
Dầu không có khả năng bay hơi

Dầu thực vật thường sánh đặc, độ bám dính cao và tốc độ bay hơi gần như không xảy ra hoặc xảy ra rất ít. Đa số các loại dầu thực vật rất an toàn để sử dụng cho da. Nhiệt có thể khiến dầu mất đi các đặc tính trị liệu và thậm chí làm chúng trở nên biến chất và có hại.
Dầu thực vật thường được gọi là dầu dẫn, dầu nền vì chúng có thể giúp mang tinh dầu vào da. Tuy nhiên, dầu thực vật không chỉ đơn giản là dầu dẫn hay dầu nền và giúp kéo dài tuổi thọ của tinh dầu trong các sản phẩm chăm sóc da và trị liệu massage. Có một số loại dầu thực vật cũng mang các đặc tính trị liệu như dầu trái cây hay dầu từ hạt có tính chất nuôi dưỡng, chữa bệnh, làm mềm, chống lão hóa và bảo vệ da.
Dầu nguyên chất có thể chứa trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa. Đó là lý do vì sao ta thấy dầu ăn chúng ta mua về được chứa trong chai nhựa như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè......

Còn về tinh dầu, tuy được chiết xuất từ thực vật nhưng tinh dầu có nhiều điểm khác biệt với dầu. Nếu không phân biệt được có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tinh dầu là chất lỏng chứa hợp chất thơm, dễ bay hơi và thường được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, chưng cất trong nước hoặc trong chân không từ các thành phần thiên nhiên có mùi thơm và không chứa chất béo như lá, rể, hoa, quả, vỏ… của các loại thực vật. Tinh dầu được xem là thành phần tinh túy của thiên nhiên. Do đó, những sản phẩm tinh dầu mang mùi hương mạnh mẽ của thành phần nguyên liệu tạo ra nó.

Tinh dầu không phải là dầu nên không nhờn mà là các chất lỏng kỵ nước, không tan trong nước. Một số loại “tinh dầu” được sản xuất bằng phương pháp “chưng cất CO2” không thực sự là tinh dầu vì nó không thu được bằng cách chưng cất mà chỉ đơn giản là một chiết xuất và có đặc tính khác với tinh dầu thiên nhiên.
 
Tinh dầu có thể có màu vàng óng, màu hổ phách, màu trắng trong vắt. Đặc biệt, tinh dầu không bị ôi theo thời gian nhưng sẽ bị oxy hóa và mất dần lợi ích điều trị. Tinh dầu được bảo quản trong chai thủy tinh, vì nếu để trong chai nhựa (dù nguyên chất hay đã được pha loãng) sẽ được phân hủy và hòa tan với các thành phần trong nhựa làm biến chất tinh dầu gây nguy hại cho người sử dụng. Thậm chí chúng còn được khuyến cáo không chứa tinh dầu trong chai có nắp hoặc van cao su, vì chúng dễ gây phân hủy theo thời gian.
 
Không phải loại tinh dầu nào cũng có thể bôi trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng rát, kích ứng da. Khi muốn dùng tinh dầu để bôi lên da trước hết cần biết rõ đặc tính của loại tinh dầu này có thể gây kích ứng với da mình hay không bằng cách bôi thử một chút lên mu bàn tay và chờ phản ứng. Đối với trẻ nhỏ tốt nhất nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu nền hay dầu dẫn.
 
Cũng không phải loại tinh dầu nào cũng có thể uống được nên là để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nhé.
Tìm hiểu thêm về:
Tinh dầu là gì
 
Ví dụ như: Tinh dầu Vỏ Bưởi được chiết xuất hoàn toàn từ vỏ bưởi, Tinh dầu Hoa Hồng chiết xuất từ cánh hoa hồng, Tinh dầu Cam được chiết xuất từ quả cam…
Tinh dầu thiên nhiên nguyên chất không bị hư hỏng khi để ngoài môi trường. Tuy nhiên, tinh dầu sẽ bị oxy hóa, dễ bay hơi và mất dần tác dụng theo thời gian. Bao bì của sản phẩm là những chai thủy tinh có nắp nhựa để bảo quản tinh dầu tốt hơn.
 
Hàm lượng tinh dầu nguyên chất thu được thường rất ít, quá trình tách chiết phức tạp nên giá trị của tinh dầu rất cao. Tinh dầu thường được sử dụng bằng cách khuếch tán hương thơm hoặc pha loãng để dùng nhằm hạn chế sự kích ứng. Tinh dầu thiên nhiên nguyên chất được sử dụng nhiều trong liệu pháp hương thơm giúp nâng cao sức khỏe, tinh thần, cân bằng cảm xúc và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cơ thể.
 
Tuy nhiên những lợi ích mà tinh dầu mang lại chỉ đúng khi bạn chọn đúng loại tinh dầu thiên nhiên nguyên chất chứ không phải dùng hóa chất hay hương liệu tổng hợp. Tham khảo bài viết:
cách phân biệt tinh dầu nguyên chất 
Để mọi người hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa dầu và tinh dầu, Yaris đưa ra bảng phân tích các yếu tố như sau:

Yếu tố Dầu Tinh dầu
Nguồn gốc  thành phần chiết xuất từ các loại thực vật, cỏ cây hoa lá, các loại hạt, ngũ cốc … 
 
 thành phần chiết xuất từ các loại thực vật, cỏ cây hoa lá, các loại hạt, ngũ cốc … 
 
Phương pháp Chiết xuất siêu tới hạn, dung môi, ly tâm, ép nhiệt hay ép lạnh Chưng cất hơi nước, chưng cất trong nước hoặc trong chân không
Thành phần triglyceride và các acid béo (Omega 3, Omega 6)  tinh dầu và hydrosol (chứa một phần nhỏ các thành phần của tinh dầu và các chất hòa tan được trong nước)
 
Đặc tính Có bị oxi hóa, bị ôi thiu và có hiện tượng bốc mùi nếu để quá hạn vì có chứa chất béo Không bị oxi hóa, không bị ôi thiu hay trở mùi, chúng có tính kháng khuẩn
 
Hương thơm Một số loại có mùi thơm, còn lại thì không Mùi thơm rất đặc trưng
Ăn hoặc Uống Đa số chúng có thể ăn uống được, dùng nguyên chất được như dầu, dầu gấc, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu lạc..
 
 Đa số tinh dầu không thể ăn hay uống được. Cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi ăn hay uống 
 
Khả năng bay hơi Dường như không hoặc là cực kỳ ít.
Khi sử dụng ngón tay để thử nhúng vào dầu nguyên chất thì dầu sẽ bám xung quanh một lớp dày, và chảy xuống một cách chậm rãi, tạo thành từng giọt liên kết với nhau chặt chẽ.
 
Dễ bay hơi (thường ở 40 – 50 độ C, tinh dầu đã có thể bay hơi).
Khi sử dụng ngón tay để thử nhúng vào tinh dầu, thì tinh dầu sẽ bám xung quanh đầu ngón tay một lớp mỏng và bay hơi nhanh chóng. 
 
 
Tan trong nước Không Không, tan trong dầu và rượu
Bảo quản Chứa được trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa Bảo quản trong chai thủy tinh
Giá thành Thấp Cao
 
 
Trên đây là thông tin về tinh dầu và dầu để bạn đọc hiểu hơn về 2 loại sản phẩm này. Đừng sử dụng nhầm lẫn tránh những tác hại không đáng có nhé. Liên hệ với Yaris để được tư vấn rõ hơn về tinh dầu thiên nhiên và cách sử dụng tinh dầu đạt hiệu quả nhất.
 
 
 

Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn